Xử lý rác thải nhựa như thế nào hiệu quả và tối ưu nhất

Xử lý rác thải nhựa đang là vấn đề thách thức nhiều cơ quan ban ngành, các công ty, doanh nghiệp cũng như từng cá thể người dân khi tình hình xả ra môi trường ngày càng tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên.

Xử lý rác thải nhựa bắt nguồn từ đâu?

Trước khi đi tìm hiểu sâu về vấn đề ta sẽ tìm hiểu về rác thải nhựa là gì. Hay còn có tên gọi khác là plastic waste đây là nguồn chất thải không phân hủy được trong môi trường tự nhiên. Ví dụ như chai lọ, đồ chơi, túi nilon, ly nhựa,…

Xử lý rác thải nhựa như thế nào hiệu quả và tối ưu nhất

Rác thải nhựa được xả ra từ nhiều nguồn như:

Từ sinh hoạt hằng ngày : Xuất phát chính từ các khu dân cư đông đúc, chợ, cửa hàng. Chủ yếu là túi nilon, chai nhựa, đồ chơi, tã bỉm, bàn chải đánh răng, cốc nhựa,…

Từ hoạt động công nghiệp: Phát sinh từ hoạt động sản xuất, thi công của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp,…

Nhựa y tế: Đây là nguồn khá lớn hiện nay do ngành y tế là cần sử dụng rất nhiều đồ dùng 1 lần để giảm nguy cơ lây nhiễm, bảo đảm an toàn vệ sinh trong hoạt động khám chữa bệnh. Gồm túi nilon, bao gói đựng vật tư y tế, dụng cụ đóng gói thuốc, găng tay, kim tiêm…

Ngoài ra còn các loại  có nguồn gốc từ các khu du lịch, dịch vụ,khu vui chơi giải trí, hay các trường học,…

Xử lý rác thải nhựa nguyên nhân gây ô nhiễm do đâu ?

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm  có rất nhiều, trong đó phải nói đến 3 nguyên nhân chính như sau

Xử lý rác thải nhựa nguyên nhân từ ý thức của từng cá nhân

Nguyên nhân đầu tiên cũng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là ý thức của từng cá nhân còn kém:

Thói quen lạm dụng đồ nhựa sử dụng 1 lần của người dân khiến lượng rác tăng lên không kiểm soát. Đồ nhựa dùng 1 lần như cốc, thìa, ống hút, bát nhựa,… vừa tiện dụng lại giá thành rẻ dễ tìm mua ở bất cứ đâu khiến cho người dân sử dụng không kiểm soát.

Vứt không kiểm soát ra ngoài môi trường: Nhiều người thường tiện tay vứt ở bất kì đâu như trên đường, ven biển, sông hồ, cống rãnh,… khiến cho tràn lan khó thu gom và xử lý.
Chưa có thói quen phân loại rác: Phần lớn người dân hiện nay vẫn thường vứt rác thải nhựa cùng với các loại rác vô cơ khác,.. làm cho quá trình phân loại và xử lý gặp khó khăn.

Xử lý rác thải nhựa nguyên nhân do thiếu hệ thống xử lý

Hiện nay ở Việt Nam các hệ thống xử lý còn lạc hậu, hiệu quả kém… cũng là lý do khiến cho lượng xả ra môi trường tăng nhanh:

Hệ thống , công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả kém: Do hạ tầng tiếp nhận và xử lý còn nhỏ lẻ, tự phát đã khiến cho lượng rác được tái chế rất thấp.

Chưa có các biện pháp tái chế, xử lý một cách triệt để: Mỗi ngày ở nước ta có khoảng 80.000 tấn thải ra môi trường thì chỉ có 20% được đem đi tái chế còn lại 80% sẽ được xử lý theo các kiểu như chôn lấp, đốt,…

Xử lý rác thải nhựa và nguyên nhân do sự thờ ơ của chính quyền địa phương

Do chính quyền địa phương không nghiêm khắc xử phạt việc sử dụng và xử lý . Các cơ quan chức năng thiếu quan tâm và thiếu hụt hệ thống xử lý.

Theo Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam lượng chất thải ở Việt Nam mỗi năm là 12,8 triệu tấn nhưng lượng thu gom được ở đô thị là khoảng 85,5% còn ở nông thôn chỉ khoảng 45,6% số còn lại vẫn trôi nổi ngoài môi trường.

Xử lý rác thải nhựa mất bao lâu để phân hủy?

Hậu quả để lại là lâu dài nhất vì chúng rất khó phân hủy mà lại rất dễ sản xuất. Có tuổi thọ nhiều hơn con người rất nhiều thậm chí gấp 10 lần.Các loại chai nhựa chúng có thể tồn tại đến 10 thế kỷ. Và khi chúng bị phân rã cũng không có nghĩa là đã bị loại trừ hoàn toàn, chỉ là chúng từ 1 mảnh lớn tách ra thành mảnh nhỏ và tiếp tục phá hủy môi trường từng chút một.

Xử lý rác thải nhựa nếu không thực hiện có tác hại như thế nào?

Rác thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường và động vật

Đây là mối nguy hại vô cùng lớn vì rất khó phân hủy, chúng có thể mất vài năm hoặc trăm ngàn năm để phân hủy. Với sự tồn tại lâu như vậy ô nhiễm sẽ khiến môi trường sống bị đe dọa.

Chúng vùi trong đất sẽ gây ra tình trạng ứ đọng, khiến thực vật không hấp thụ được các chất dinh dưỡng và nước gây cho thực vật còi cọc, kém phát triển,…

Khi rơi xuống biển, nguồn nước sẽ bị ô nhiễm, các động vật ăn phải hoặc mắc phải có nguy cơ bị ngộ độc, chết và dẫn đến tuyệt chủng. Theo thống kê từ các cơ quan chức năng hằng năm có tới 1,5 triệu động vật trên biển chết vì phải sống chung với rác và ngộ độc nhựa.

Làm thay đổi tính chất vật lý, sinh học, hóa học của nguồn nước, làm đất bạc màu, gây xói mòn đất, làm đất “vô sinh” ảnh hưởng đến cây trồng.

Rác thải nhựa làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

Khi môi trường sống bị đe dọa và con người đứng đầu chuỗi thức ăn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo:

Mang lượng độc tố lớn vào cơ thể khi sử dụng trực tiếp

Là một trong những nguyên nhân gây rối loạn và vô sinh ở trẻ em

Góp phần khiến hệ miễn dịch trong cơ thể giảm xuống, tạo điều kiện cho các mầm bệnh nguy hiểm xuất hiện…

Những người sống gần môi trường xảy ra ô nhiễm lâu ngày có thể gây ra các bệnh như tiêu chảy, sốt, ho, cảm lạnh, đau đầu, gà-guinea,…

Trong quá trình phân hủy của một số loại sinh ra các chất có hại như chất độc DOP có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi và trẻ nhỏ

Xử lý rác thải nhựa thực trạng hiện nay ở Việt Nam

Theo báo cáo thì ở Việt Nam chỉ có 10% là được đem đi tái chế còn 90% lượng còn lại sẽ đem đi chôn lấp, đốt hoặc trực tiếp thải ra môi trường.

Chôn lắp: Theo thông tin từ VnExpress mỗi năm Việt Nam có 25,5 triệu tấn thì đến 75% sẽ được đem đi chôn lấp. Nhưng chôn lấp sẽ làm ảnh hưởng đến diện tích đất, và ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến môi trường đất, nguồn nước ngầm,…

Đốt: Cách này giúp giải quyết được vấn đề quỹ đất hạn hẹp, nhưng lại làm sản sinh ra chất dioxin (chất độc màu da cam) gây biến đổi gen nguy hiểm đến cho con người và sinh vật

Tái chế: Việc tái chế ở nước ta chưa được thực hiện ở quy mô lớn mà vẫn còn nhỏ lẻ, công nghệ tái chế còn kém phát triển, chi phí lại cao…nên vẫn chưa thấy khả quan, theo đó là tỷ lệ được phân loại từ nguồn là rất thấp cũng gây thêm nhiều khó khăn cho việc phân loại và tái chế

Xử lý rác thải nhựa và những biện pháp khắc phục

Xử lý rác thải nhựa bằng biện pháp tái chế

Phương pháp này được đánh giá khá cao khi hội tụ đa dạng các ưu điểm như làm sạch môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên tạo ra.

Trước khi tái chế người dân cần nắm bắt cách phân biệt các loại rác. Cần lưu ý phân chia 2 loại có thể tái chế và không thể tái chế. Nếu tái chế được thì nên thực hiện ngày còn không tái chế được nên đưa ra phương pháp khác để xử lý.

Xử lý rác thải nhựa ở Đại Tín bằng biện pháp thiêu đốt

Đây là phương pháp dùng nhiệt độ cao (1000-1100 độ C) để phân hủy và bảo vệ môi trường tuy nhiên chỉ phù hợp với những nước phát triển vì chi phí tiêu thụ cao. Phương pháp này khi thực hiện phải cách xa nơi dân cư sinh sống, và phải có quy trình rõ ràng chuyên nghiệp. Người dân không được tự động thiêu đốt chất thải nhựa gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phương pháp thiêu đốt cũng có thể tạo ra năng lượng phục vụ các ngành công nghiệp khác như đốt rác để phát điện, biến thành những nhiên liệu … tuy nhiên quá trình này phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh tình trạng phát sinh những vấn đề gây hại đến môi trường.

Xử lý rác thải nhựa ở Đại Tín bằng biện pháp phân loại rác tại nguồn

Phương pháp này giúp tiết kiệm được lượng tài nguyên tối ưu, mang lại lợi ích cho chính nguồn thải từ việc tận dụng và tái chế phân nhân tạo. cũng sẽ góp phần tăng nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên và môi trường.

Giúp giảm thiểu tổng lượng trong công đồng thải ra môi trường, nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý. Có 3 loại cần phân biệt cho đúng

Rác hữu cơ: Là các loại dễ bị phân hủy, thối rữa trong môi trường tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như thức ăn thừa, rau cá chết, vỏ trái cây,…

Rác vô cơ được chia làm 2 loại là tái chế và không tái chế. Tái chế là các loại có thể tái chế sử dụng lại nhiều lần như giấy, bìa các tông, kim loại,..hay các loại nhựa, đồ gia dụng còn không tái chế là phần thải bỏ.

Chất thải nguy hại là các chất có đặc tính nguy hại trực tiếp. Dễ cháy, dễ nổ, gây ngộ độc, dễ ăn mòn, lây nhiễm như acquy, pin hỏng, đèn huỳnh quang,…

Xử lý rác thải nhựa và hành động bảo vệ môi trường

Hậu quả đang ở tình trạng báo động mà công nghệ xử lý ở nước ta vẫn còn bị hạn chế. Vì thế chúng ta nên góp phần bảo vệ môi trường ngay từ hôm nay bằng các cách sau:

Hạn chế sử dụng đồ nhựa, túi nilon: Đây đều là những vật dụng thường xuyên trong đời sống hằng ngày. Ta nên sử dụng loại dùng được nhiều lần hoặc chỉ dùng khi cần thiết thay vì sử dụng những vật dụng dùng 1 lần.

Phân loại : Không bỏ chung nhựa vào chung các rác thải sinh hoạt khác: Khi vứt hãy phân loại để có thể dễ thu gom xử lý được dễ dàng hơn vì mỗi loại đều có cách xử lý khác nhau.

Các doanh nghiệp, siêu thị cần tiên phong đi đầu trong việc hạn chế dùng đồ nhựa 1 lần, mà thay vào đó là sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn như ống hút thủy tinh, cốc hộp làm từ bã mía, sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn hoặc sử dụng các sản phẩm hoàn toàn tự nhiên như lá chuối, dây chuối,…

Cải tiến công nghệ xử lý, tái chế rác thải nhựa: Hiện trên Thế giới đang sử dụng 2 loại công nghệ hiệu quả là công nghệ đốt phát điện và công nghệ nhiệt phân. Hy vọng trong tương lai Việt Nam có thể áp dụng các phương pháp xử lý tái chế hiệu quả cao này.

Xử lý rác thải nhựa không chỉ là vấn đề của riêng cá nhân mỗi người mà còn là vấn đề của toàn cầu. Trên đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm hiệu quả và tối ưu nhất chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn. Để bảo vệ việc lớn thì chúng ta hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 394 5329