Xử lý nước thải nhà máy mía đường tốt nhất tại Đại Tín

Xử lý nước thải nhà máy mía đường là một dịch vụ uy tín đại Đại Tín. Đây là một trong nhiều vấn đề rất khó giải quyết, cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin liên quan tới nó nha.

Xử lý nước thải nhà máy mía đường bằng phương pháp nào ?

Để tiến hành ta phải dùng rất nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó có 3 phương pháp chính được dùng tới đó là phương pháp cơ học, hóa lý và sinh học.

Xử lý nước thải nhà máy mía đường tốt nhất tại Đại Tín

Tại phương pháp cơ học chúng ta cần dùng các thiết bị như: song chắn rác, lưới lọc, lắng cát, lọc cơ học, bể điều hòa, bể lắng bể lọc để loại bỏ các loại chất thải lớn gây ảnh hưởng tới quá trình xử lý.

Phương pháp này sử dụng chủ yếu dựa trên nguyên lý của trọng lực và cách sắp xếp các thiết bị trong hệ thống xử lý.

Tại phương pháp hóa lý thì chúng ta có các bước như trung hòa, keo tụ, hấp phụ và trao đổi ion. Tại đây chúng ta sử dụng chủ yếu là các chất hóa học nhằm tách hoặc kết hợp các cặn bẩn lại với nhau.

Phương pháp cuối cùng là sinh học: ở đây ta chia làm hai phương pháp nhỏ đó là phương pháp hiếu khí và kị khí. Cả hai đều dựa trên sự hoạt động của các loài vi sinh vật để tiến hành quá trình xử lý. Điểm khác biệt chính là một cách cung cấp oxy liên tục, một cách lại không cung cấp oxi.

Để biết rõ hơn các chi thiết xử lý hãy cùng Đại Tín đọc tiếp phần kế tiếp nha.

Xử lý nước thải nhà máy mía đường có quy trình như nào ?

Nước bẩn sau khi được nhà máy thải ra ngoài sẽ tự động chảy về bể thu gom theo đường mương dẫn nước chính. Trước đó chúng đã được đi qua song chắn rác để loại bỏ những loại rác thô nhằm bảo vệ bơm trong hố thu.

Tại bể thu gom, các cặn còn lại như cát và cặn nhỏ sau khi đi qua song chắn rác sẽ được lắng xuống bể, phần nước không chứa cặn sẽ tràn qua ngăn số 2. Sau đó chúng sẽ được luân phiên bơm lên bể điều chỉnh pH bằng hai bơm chìm.

Ở bể chỉnh pH thì nước thải sẽ được châm Ca(OH)2 vào nhằm nâng pH lên khoảng 8.5-9.5 bằng thiết bị điều chỉnh pH tự động.

Sau khi chảy ra từ bể điều chỉnh pH thì nước bẩn tự động chảy về bề bể phản ứng, ở đây hóa chất keo tụ là PAC được bổ sung vào để làm quá trình keo tụ diễn ra tốt hơn.

Tiếp theo nước bẩn được đi vào bể tạo bông + lắng và thêm sự có mặt của chất trợ keo tụ – một loại polymer anion sẽ tiếp tục làm tăng kích thước cũng như trọng lượng bông cặn, điều này tạo nên thuận lợi cho quá trình lắng tiếp theo.

Ở bể tạo bông + lắng sơ cấp (lắng I) các chất kết tủa sẽ lắng xuống đáy bể, dưới đáy bể thì bùn được tập trung vào tâm đáy bể hình nón. Chúng được 2 máy bơm bùn luân phiên nhau bơm về sân phơi bùn một cách định kì.

Nước bẩn sau khi được tách bùn được dẫn vào bể điều hòa. Bể này mang nhiệm vụ điều hòa lưu lượng, hàm lượng nước, đồng thời hạn chế lại vi sinh kỵ khí phát triển nhờ được có gắn với các đường ống phối khí đục lỗ. Sau đó chúng từ bể điều hòa được bơm qua bể xử lý sinh học UASB bằng 2 bơm chìm.

Nước bẩn chảy ra từ bể điều hòa sẽ được chuyển qua bể xử lý sinh học với dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí (hay còn gọi là bể UASB). Tại đây, chúng ta sẽ thấy có quá trình sinh học kỵ khí của vi sinh vật xảy ra.

Vi sinh vật lấy các chất hữu cơ có mặt trong nước thải làm thức ăn để có thể sinh trưởng và phát triển, chúng thải một số chất khí ra ngoài như CO2, CH4 (metan) và một số chất hữu cơ đơn giản. Tại bể UASB thì nồng độ BOD, COD sẽ được xử lý hiệu quả vào khoảng 60-80%.

Nước thải tiếp tục được bơm sang nơi khác, sau bể UASB là bể aerotank (hay còn gọi là bể phản ứng sinh học hiếu khí). Tại bể aerotank, các chất hữu cơ tồn tại trong chất thải được vi sinh vật dùng làm nguồn thức ăn để sinh trưởng và phát triển.

Không chỉ vậy, nước thải được đưa vào bể thường xuyên sẽ tạo điều kiện để vi sinh vật hoạt động, chúng tiếp xúc trên bề mặt vật liệu. Vi sinh vật hiếu khí bám trên vật liệu tạo nên các mảng sinh khối ở bên ngoài bề mặt vật liệu, kích thước của màng sinh khối này sẽ lớn dần lên, tới lúc nó quá lớn thì màng sinh khối bắt đầu trôi ra ngoài bề mặt vật liệu.

Để các vi sinh vật hoạt động được hiệu quả, tại bể UASB thường được lắp thêm vào máy thổi khí. Máy này có tác dụng cung cấp đầy đủ oxi vào trong bể .

Sau đó nước tự động chảy về bể lắng thứ cấp (bể lắng II), bể này có nhiệm vụ giúp cho việc lắng  và tách bùn hoạt tính, chất thải đã qua xử lý. Bùn lắng hầu hết được bơm tuần hoàn vào lại bể Aerotank, lượng bùn dư tiếp tục được bơm vào sân phơi bùn nước sau khi thực hiện tách bùn. Chúng tự chảy về hố gom sau đó được bơm về bể điều hòa để tiếp tục xử lý.

Để đảm bảo nước thải đầu ra đạt được QCVN 40:2011/BTNMT ta phải tiến hành lọc lại lần nữa sau khi lắng. Do đó nước thải sau bể lắng II sẽ được cho chảy vào bể chứa trung gian. Bể này sẽ có nhiệm vụ chính là điều hòa lưu lượng nước bẩn trước khi bơm lên bể lọc áp lực.

Quá trình lọc xảy ra nhờ cả vào áp lực nước ở phía trên lớp vật liệu lọc, chúng giữ lại những cặn lơ lửng cũng như kết tủa chưa lắng ở những công trình trước. Sau thời gian hoạt động, ta sẽ tiến hành rửa ngược bể lọc.

Nước sau rửa lọc tiếp tục đưa về bể điều hòa để được thực hiện quá trình xử lý tiếp theo. Nước thải trước khi được xả ra ngoài nguồn tiếp nhận phải cho qua bể khử trùng (khử trùng thường dùng là NaOCl) để loại bỏ các vi trùng gây bệnh.

Mục đích của việc xử lý bùn là để có thể ổn định được khối lượng bùn thải, khử nước giúp làm giảm thể tích cũng như trọng lượng của bùn.

Xử lý nước thải nhà máy mía đường và thông tin thiết yếu

Quy trình xử lý này được thực hiện thường xuyên khi hiện nay ngành công nghiệp sản xuất này là một trong những ngành quan trọng. Cùng Đại Tín tìm hiểu thêm về những thông tin liên quan tới chúng nha.

Xử lý nước thải nhà máy mía đường và nguồn gốc của nó

Tại trong quá trình sản xuất, nước thải sẽ phát sinh ở nhiều khâu khác nhau, mức độ nhiễm bẩn của từng loại cũng có sự khác nhau nhất định. Các nguồn phát sinh chủ yếu thường gặp là:

Nước thải phát sinh trong các công đoạn ép, băm và hoà tan: nước lúc này dùng để ngâm và ép đường có trong mía. Chúng làm mát ổ trục cho nên nước bẩn có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao vì chứa lượng đường thất thoát và cũng do làm mát ổ trục làm chúng bị ô nhiễm thêm dầu nhớt.

Nước thải phát sinh ở giai đoạn làm trong và làm sạch: nước được sử dụng làm mát lò hơi cùng ngưng tụ sau khi đã cấp nhiệt cho các thiết bị gia nhiệt, cô đặc, nấu đường, làm nguội máy, làm nguội đường được dùng với số lượng lớn.

Nước thải do các một số nhu cầu khác: chúng đến từ khu sinh hoạt của nhân viên, các phòng thí nghiệm và sản xuất cũng như nước vệ sinh trang thiết bị của công ty. Nước bẩn tại khu vực nấu ăn, vệ sinh cá nhân,…

Theo tính toán trên lý thuyết thì cứ 100kg mía nguyên liệu sẽ có lượng nước thải là 775,5kg.

Xử lý nước thải nhà máy mía đường và tình hình sản xuất

Nói về sản xuất mía đường thì nước ta là một trong những nước có nền công nghiệp sản xuất mía đường phát triển vô cùng mạnh mẽ. Đây cũng là một ngành công nghiệp có truyền thống lâu đời của nước ta.

Nền công nghiệp này xuất phát từ miền nam Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20. Các công ty này tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và miền Tây Nam Bộ. Tính đến năm 2012, nước ta đã có tới khoảng 50 nhà máy đường, tổng công suất thống kê được của các nhà máy là 127.600 tấn mía/ngày. Điều này nói lên rằng trong một năm nước ta sẽ sản xuất được hơn 1.45 triệu tấn đường.

Xử lý nước thải nhà máy mía đường và thành phần của chúng

Nước thải từ mía đường có đặc điểm chung là hàm chứa một lượng rất cao các chất hữu cơ và đương nhiên là kèm theo lượng đường lớn. Cũng tùy nguồn phát sinh nước bẩn mà chúng ta nhận thấy tính chất của nước bẩn khác nhau.

Đầu tiên là chất thải rắn trong sản xuất đường bao gồm bã mía, tro lò hơi, bùn lọc,…

Mật rỉ: là sản phẩm phụ trong sản xuất đường. Lượng mật chiếm khoảng 5% lượng mía được ép, chúng hiện được sử dụng trong quá trình sản xuất mì chính và sản xuất cồn, nấm men…

Bã mía chiếm khoảng 26.8 – 32% lượng mía ép, độ ẩm duy trì khoảng 50%. Phần chất khô thì khoảng 46% Xenluloza, 24.6% Hemixenluloza. Các nhà máy đường tận dụng bã mía để làm nhiên liệu đốt lò hơi, chạy máy phát điện. Chúng còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy, ván ép,…

Tro lò hơi: chúng chiếm cỡ 1,2% lượng bã mía. Thành phần chủ đạo của tro chính là SiO2, chiếm khoảng 71 – 72%. Ngoài ra, thành phần còn bao gồm các loại khoáng khác như Fe2O3, Al2O3, K2O, Na2O, P2O5, CaO, MnO,…Cùng với bùn, tro sẽ được sử dụng để sản xuất phân hữu cơ.

Ngoài các chất đã nói trên, trong nước được thải ra từ nhà máy đường còn thất thoát lượng đường khá lớn, chúng gây thiệt hại đáng kể tới cho nhà máy. Ngoài ra bên trong còn có các chất màu như anion và cation (chất màu của các axit hữu cơ, muối kim loại tạo thành) do việc xả rửa liên tiếp các cột tẩy màu resin cùng các chất không có đường ở dạng hữu cơ (các axit hữu cơ). Trong nước thải rửa các cột resin thường chứa nhiều ion H+, OH–. Các chất có trong nước bẩn của nhà máy đường làm cho nước có tính axit.

Bùn lọc: là cặn thải ở công đoạn làm trong nước mía thô. Bùn này có độ ẩm từ 75 đến 77%, chiếm khoảng 3.82 – 5.07% lượng mía ép.

Nước thải từ công nghệ sản xuất đường mía thường rất lớn vì lượng nước nhiều để đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau.

Nước thải từ sinh hoạt: sẽ thường chứa hàm lượng BOD, COD, tổng Nitơ, tổng Photpho, TSS,… ở mức trung bình từ 50 đến 300mg/l.

Nước bẩn phát sinh từ quá trình sản xuất ở khu vực ép mía: chúng có chứa hàm lượng BOD5 rất cao, ngoài ra còn có thêm một lượng nhỏ dầu mỡ do chất bẩn ở đây sử dụng để ngâm ép đường, và làm mát ổ trục.

Nước thải phát sinh trong quá trình rửa lọc, làm mát máy móc, làm sạch thiết bị, rửa sàn của nhà xưởng: chứa hàm lượng nhiều chất hữu cơ cao, chất lơ lửng, nhiệt độ cao ( nhất là BOD5).

Nước thải từ khu vực căn tin: chúng chứa nhiều các chất hữu cơ, bên cạnh đó còn có dầu mỡ động thực vật từ quá trình rửa thịt, cá,….

Xử lý nước thải nhà máy mía đường không làm ảnh hưởng lớn

Đối với vấn đề tiến hành giải quyết nước thải từ mía đường nói riêng và các loại nước bị thải ra môi trường nói chung nhìn chung được xếp vào loại khẩn cấp.

Tính chất nước bẩn của ngành mía đường ảnh hưởng tới môi trường rất lớn: nước từ quá trình sản xuất mía đường như đã nói thì chứa nhiều hữu cơ là các hợp chất cacbon từ những nguyên liệu như glucozo, saccarozo cùng các hợp chất dễ phân hủy sinh học, chúng còn có lượng lớn N, P. Đặc điểm của loại nước thải này là hàm lượng BOD cao, và dao động nhiều.

Nước thải nhà máy mía đường không được xử lý kỹ sẽ có các tính chất cũng như chất độc hại như: cặn lơ lửng, rác thải rắn khó có thể phân hủy được, mang tính axit, nhiều hợp chất dễ bị phân hủy sinh học,…

Điều này dẫn đến các khả năng ô nhiễm môi trường trầm trọng như: khả năng gây kiệt oxy bên trong nước, ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sống của sinh vật trong và gần nguồn nước.

Nếu các quá trình xử lý không được thực hiện đảm bảo và đúng cách thì chúng sẽ để lại các cặn bẩn, khí độc, nước có màu đen,… ảnh hưởng tới môi trường không khí do mùi hôi quá nặng.

Những điều trên khiến khu vực sinh hoạt của người dân trở nên khó chịu, ô nhiễm. Các vấn đề về bệnh tật dễ kéo đến do nguồn nước bẩn đôi khi được xem là nước sinh hoạt.

Xử lý nước thải nhà máy mía đường và ưu nhược điểm công nghệ

Ưu điểm của quy trình hiện hữu này là gì:

Xử lý nước bẩn đạt được tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.

Thời gian lưu trữ nước ngắn, thời gian trữ bùn dài.

Chi phí đầu tư cho hệ thống hợp lý, tuổi thọ của hệ thống khá dài.

Chi phí để vận hành thấp, ít có tốn chi phí cho nhân công.

Dễ dàng giúp cho các doanh nghiệp điều hành.

Nhược điểm ở công nghệ xử lý nước thải mía đường hiện nay:

Diện tích xây dựng hệ thống rất lớn gây tốn diện tích nếu muốn có một công nghệ xử lý nước thải mía đường đạt chuẩn.

Khả năng xử lý được không cao, khi tải lượng lớn nước bẩn lại thường không xử lý kịp.

Chất lượng hệ thống xử lý nguồn nước thải mía đường để đạt chuẩn cần phụ thuộc nhiều vào người vận hành, chất lượng vi sinh vật được cho vào trong nước bẩn và màng lọc.

Xử lý nước thải nhà máy mía đường tại sao nên gọi Đại Tín ?

Liên hệ công ty Đại Tín xử lý loại nước thải nhà máy mía đường qua các kênh thông tin sau:

  • Địa chỉ: 9-33 Đường Trần Não, P. Bình An, Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 090 394 5329
  • Website: https://ruthamcauquan2.info/

Đây là một công việc khó khăn. Đặc biệt với những doanh nghiệp nhỏ thì diện tích công ty cũng như nhân viên chuyên môn trong lĩnh vực này rất khó thực hiện được.

Với những thông tin trên bạn có thể thấy rằng quy trình xử lý loại chất bẩn nhà máy mía đường rất nghiêm ngặt. Điều này đòi hỏi chúng ta có những công ty chuyên môn phụ trách các vấn đề về nước bẩn trước khi cho ra môi trường sống.

Đại Tín hiện là một trong những công ty uy tín hàng đầu trong lĩnh vực này. Quy mô công ty lớn và trải dài trên cả nước đã chứng minh được điều đó.

Nhân viên công ty ngoài việc có nhiều năm kinh nghiệm thì còn được công ty đào tạo thường xuyên về các kỹ thuật tiên tiến hiện nay. Trang thiết bị cũng được đổi mới sao cho phù hợp, chất lượng luôn được giữ vững và đề cao.

Giá thành xử lý các vấn đề này cũng được công ty tính toán một cách khoa học vừa kiếm được lợi nhuận, vừa chiều lòng khách hàng. Khách hàng khó có thể tìm được một công ty nào có giá thành dịch vụ thấp hơn của chúng tôi.

Xử lý nước thải nhà máy mía đường với những thông tin như trên mong rằng giải đáp được những thắc mắc của các bạn. Đại Tín rất hy vọng vấn đề cả bạn trở thành vấn đề của chúng tôi để chúng tôi biến nó thì có thành không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 394 5329