Xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả qua các cách tối ưu

Xử lý chất thải chăn nuôi vẫn luôn là vấn đề luôn được quan tâm và luôn được các chuyên gia nghiên cứu, tìm cách giải quyết cho nông dân Việt Nam từ trước đến nay. Để góp phần cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành chăn nuôi, thì công tác xử lý môi trường trong môi trường này phải được thực hiện xử lý tốt và triệt để.

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng cách quy hoạch chăn nuôi

Việc kinh doanh gia súc, gia cầm phải luôn được quy hoạch theo từng địa bàn về cả số lượng lẫn chủng loại để tránh được nguy cơ quá tải gây ô nhiễm đến môi trường.

Xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả qua các cách tối ưu

Đặc biệt nhất là đối với các vùng có sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước sông hồ để cung cấp, phục vụ cho các hoạt động sinh sống hằng ngày thì công tác quy hoạch lại càng nên được quản lý chặt chẽ.

Khi xây dựng trang trại để kinh doanh, thì nên xây dựng ở vị trí xa với khu vực nội thành và những khu có dân cư sinh sống đông đúc. Đồng thời cũng nên thiết kế chúng đảm bảo được mật độ và diện tích của chuồng nuôi, bố trí, sắp xếp các dãy chuồng chăn nuôi hợp lý.

Cũng như phải được đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng trang trại nuôi trồng.

Không chỉ thế, người chăn nuôi phải áp dụng và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về môi trường. Các chính quyền và cơ quan chức năng tại khu vực, nên hướng dẫn mọi người thực hiện theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật về môi trường.

Xử lý chất thải chăn nuôi qua hệ thống hầm Biogas

Xử lý bằng công nghệ Biogas hay còn gọi cách khác là công trình khí sinh học luôn được đánh giá là giải pháp hữu ích đối với chăn nuôi nông hộ.

Ở thời gian hiện nay, sử dụng hầm Biogas đang dần trở nên rất phổ biến và được nhiều người quan tâm. Đây là biện pháp vừa bảo vệ môi trường, vừa có thể thay thế được chất đốt, sử dụng được cho máy phát điện tại gia.

Tạo ra được nhiều tiện lợi cho sinh hoạt gia đình và các hoạt động chăn nuôi nhờ vào nó. Sử dụng phân từ các phụ phẩm khí sinh học mà thay thế cho phân bón hóa học.

Nhờ vào công trình khí sinh học mà phần lớn lượng chất thải chăn nuôi đã được xử lý hiệu quả, làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường đang tăng hiện nay.

Tuy nhiên, bên cạnh đó người dân cũng cần phải chú ý đến quy mô, diện tích của trang trại để quyết định lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp với mình (công nghệ hầm xây, công nghệ hầm nhựa hoặc hồ phủ bạt HDPE).

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng cách chế phẩm sinh học

Chất thải chăn nuôi để được xử lý hiệu quả hơn thì chúng ta còn có những cách sau đây:

Xử lý bằng men sinh học cho chất thải chăn nuôi:

Việc sử dụng men sinh học để xử lý cũng không còn quá mới. Hiện nay, đã có khá nhiều người người chăn nuôi đã sử dụng chúng. Một số loại kem được trộn a vào thức ăn, nước uống của gia súc gia cầm.

Vừa giúp để tăng tỷ lệ tiêu hóa của chúng, vừa giảm mùi hôi thối có trong phần và nước tiểu của các loại gia súc gia cầm. Không chỉ thế, có loại cồn dùng để phu, rắc vào nền chuồng hoặc nước thải của chúng để làm giảm ô nhiễm môi trường.

Xử lý bằng cách chăn nuôi trên đệm lót sinh học:

Các nguyên liệu bao gồm: mùn cưa, trấu, phôi bào trộn có thể giúp bạn trên đó cùng với men vi sinh để phân hủy phân, nước tiểu giúp làm giảm khí độc và mùi hôi. Giúp cho chuồng nuôi tại nhà trở nên thoáng đãng và trong sạch hơn.

Phương pháp này luôn được khuyến khích để áp dụng nuôi gà. Đây là một hướng đi mới và thu được nhiều kết quả tốt đối với ngành công nghiệp chăn nuôi.

Xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng cách ủ phân hữu cơ (Compost):

Đây lại là một cách cực kỳ hiệu quả cho quá trình xử lý chất thải. Nguyên liệu bao gồm các phụ phế phẩm trồng trọt, phân động vật để có thể làm phân bón cho cây trồng.

Phân sau khi ủ sẽ hảo khí và trở nên tơi xốp, không hề có mùi hôi thối. Các loại vi khuẩn, vi sinh vật độc hại cũng sẽ bị tiêu diệt do nhiệt độ của đống ủ. Đây là một phương pháp, hước đi vững chắc cho quá trình phát triển của của ngành nông nghiệp hữu cơ.

Xử lý bằng công nghệ ép tách phân cho chất thải chăn nuôi:

Đối với công nghệ này, đây chính là công nghệ xử lý hiệu quả, hiện đại được dựa trên nguyên tắc “ lưới lọc”. Khi hỗn hợp của chất thải đi qua máy ép thì các loại chất rắn sẽ được giữ lại, ép khô và đem ra ngoài để xử lý.

Còn lượng nước thì theo đường riêng có thể chảy ra ngoài hoặc là xướng bể khí sinh học để được xử lý tiếp. Độ ẩm của phân khô sẽ được điều chỉnh tùy theo mục đích để sử dụng chúng.

Máy ép còn có thể tách được các tạo chất rất nhỏ có trong chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, sẽ tùy theo chất rắn mà có các dạng lưới lọc phù hợp. Đối với quá trình xử lý này tuy van đầu sẽ có hơi tốn kém nhưng lại rất hiện đại, nhanh gọn, và đầy tiện ích.

Do nó ít tốn diện tích và đang là một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay.

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng những cách khác

Bên cạnh những cách xử lý bằng những biện pháp kỹ thuật chuyên nghiệp. Chúng ta còn có những cách để xử lý đơn giản hơn mà bạn có thể tự thực hiện được.

Thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại tại để xử lý chất thải:

Ngoài những việc cần phải thực hiện hằng ngày như việc dọn vệ sinh phân rác và nước tiểu của vật nuôi. Chúng ta cũng cần thực hiện vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn nuôi.

Phân loại rác và thu gom về đúng nơi quy định để xử lý, phun khử trùng thường xuyên khu vực chăn nuôi bằng thuốc sát trùng nhằm tiêu diệt các mầm bệnh cư trú hoặc tiềm ẩn có trong môi trường.

Trồng cây xanh tại khu vực chăn nuôi:

Ở xung quanh khu vực chăn nuôi cần tiến hành trồng cây xanh để tạo ra được bóng mát. Mà đồng thời, cũng có thể chắn được gió lạnh, gió nóng. Không chỉ thế, cây còn có chức năng quang hợp, hút khí CO2 và thải ra khí O2, tạo điều kiện rất tốt cho môi trường.

Người chăn nuôi nên trồng những loại cây như: nhãn, vải, muồng, keo dậu,…

Sử dụng hồ sinh học:

Đây là cách được sử dụng ở dạng lỏng của chất thải. Cũng có thể kết hợp với việc nuôi cá và trồng thêm một số loại cây thủy sinh như bèo tây, rau muống,… Việc này sẽ góp phần làm sạch nước thải của chăn nuôi.

Xử lý chất thải chăn nuôi và những mối nguy hại

Nhìn chung chất thải có trong chăn nuôi sẽ gây nên khá nhiều hậu quả nghiêm trọng đến cho đời sống sinh hoạt của người dân cũng như là ảnh hưởng nguy hại của môi trường. Tuy nhiên, hầu như rất ít ai chú tâm quá nhiều đến vấn đề đó. Chính vì thế, câu hỏi được đặt ra là chất thải môi chăn nuôi có ảnh hưởng gì và vì sao chúng ta phải xử lý?

Tạo ra nhiều mối nguy hại cho môi trường sống:

Đa phần các chất thải đều được đánh giá là có nguy hại đến cuộc sống của chúng ta. Bởi trên thực tế, chất thải chăn nuôi đang ngày càng được thải ra nhiều hơn hiện nay.

Do nhu cầu sinh sống của người dân ngày càng tăng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều có lượng chất được thải ra ở bất kỳ loại khác nhau.

Khi bạn không xử lý một cách hợp lý sẽ chắc chắn dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm ảnh hưởng đến hệ thống cống rãnh và liên quan tới nguồn nước ngầm.

Đối với nhiều hộ ở thôn quê, nguồn nước chính được sử dụng để sinh hoạt vẫn là nguồn nước ngầm. Chính vì thế nên việc này sẽ rất nguy hiểm. Không chỉ thế, mà có thể ngay cả nguồn đất cũng bị ảnh hưởng bởi chất thải chăn nuôi không được xử lý.

Ảnh hưởng cực kỳ lớn đến sức khỏe của con người và vật nuôi:

Không chỉ ảnh hưởng riêng đến với môi trường. Ngay cả vật nuôi và chính bản thân bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Với những nơi chuồng trại không được xử lý chất thải hiệu quả thì các loài gia súc, gia cầm rất khó sống.

Không chỉ vậy mà ngay cả chính con người cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu thường xuyên phải ngửi phải mùi hôi thối, khó chịu phát ra từ chất thải. Hầu hết sẽ dẫn đến các bệnh như tiêu chảy, đau đầu và ói mửa,…

Nguy hiểm hơn nữa thì đây lại là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn có hại và côn trùng nguy hiểm. Rất dễ dàng để dẫn nên các bệnh truyền nhiễm và đầy nguy hiểm như: số xuất huyết, tay chân miệng, mà còn là mầm mống của bệnh ung thư, và các bệnh về đường hô hấp,…

Ảnh hưởng đến nguồn kinh tế tài chính của người chăn nuôi:

Nếu không xử lý được chất thải chăn nuôi hợp lý, đây sẽ là nơi trở thành một ổ dịch bệnh. Gây nên các bệnh như H5N1, H1N1,…

Các loại bệnh này sẽ gây nguy hiểm đến các loài vật nuôi dẫn đến tình trạng chết hàng loạt. Gây nên thiệt hại kinh tế nặng nề cho người chăn nuôi. Không chỉ đơn giản là gây các mầm bệnh cho vật nuôi mà ngay cả người chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng.

Các loại ký sinh trùng này sẽ hình thành qua quá trình hô hấp và thải trực tiếp ra các vi sinh vật gây bệnh lên con người như: vi khuẩn e coli, enterobacter,…

Liên quan đến các quy định về môi trường của pháp luật:

Theo quy định luật bảo vệ môi trường của đất nước chúng ta, khi thực hiện tổ chức chăn nuôi cần phải đảm bảo được yêu cầu vệ sinh môi trường tại khu dân cư, chất thải chăn nuôi cần phải được xử lý triệt để để tránh ảnh hưởng đến người dân xung quanh cũng như là môi trường bạn đang sinh sống.

Chính vì thế, khi bạn không xử lý chất thải được một cách hiệu quả. Điều này có nghĩa là bạn đang vi phạm pháp luật theo điều luật bảo vệ môi trường và dẫn đến các rắc rối cho bản thân và gia đình.

Như vậy, bạn có thể thấy được việc xử lý chất thải có trong chăn nuôi là một vấn đề quan trọng và cần thiết như thế nào. Chính vì thế, để phát triển chăn nuôi một cách bền vững, bảo vệ môi trường sống đầy hiệu quả. Người chăn nuôi cần chọn ra các cách xử lý một phù hợp. Góp phần giảm phát sinh thêm các dịch bệnh, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi cùng trồng trọt. Hãy chung tay bảo vệ môi trường sống các bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 394 5329