Ô nhiễm rác thải nhựa, cái nhìn toàn cảnh về vấn nạn toàn cầu
Ô nhiễm rác thải nhựa hiện này đang là một vấn đề sốt bỏng trên toàn cầu. Vậy ô nhiễm nhựa là gì mà lại có tầm ảnh hưởng lớn đến thế? Hãy trả lời những câu hỏi trên cùng chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé.
Ô nhiễm rác thải nhựa là gì?
Ô nhiễm rác thải nhựa hay còn gọi là ô nhiễm trắng, là tình trạng tích tụ nhựa dưới dạng các đối tượng như chai, bao bì, và thiết bị nhỏ cỡ micromet…. Có ảnh hưởng tiêu cực vô cùng lớn đến loài người và cả động thực vật hoang dã.
Nhựa là vật chất siêu bền bỉ nhưng giá thành rất rẻ, bởi vậy được sự ưa dùng nhất từ con người. Có nhiều loại nhựa, nhưng hầu hết chúng đều có cấu trúc hóa học bền bỉ chống lại sự thoái hóa tự nhiên. Điều này khiến chúng có khả năng phân hủy kém kéo dài đến hàng nghìn năm.
Rác thải trắng không những làm ô nhiễm đất đai mà còn phá hoại hệ sinh thái dưới nước. Các sinh vật sống ở đại dương ngày càng phải gồng gành những mối nguy hại từ rác thải của con người. Nhựa có thể bị chúng ăn phải hoặc cản trở chuyển động, gây chết do bệnh, cản trở sinh lý và cả hoạt động bình thường theo bản năng.
Ô nhiễm rác thải nhựa từ các mảnh vụn
Nhựa không chỉ tồn tại dưới dạng rác sinh hoạt như chúng ta vẫn hay thấy, thứ gây nguy hiểm hơn cả là những mảnh vụn kích thước nhỏ mà ta không thể kiểm soát được hoàn toàn.
Các mảnh nhựa có kích thước từ 2 – 5mm được gọi là Microbebris hay rào cản, chúng sinh ra từ các hoạt động sản xuất như mài, đập… hoặc được thải ra môi trường và va chạm với nhau gây vỡ.
MacroDebris là loại mảnh vụn vi mô lớn hơn với kích thước tầm 2cm thường được tìm thấy dưới dạng bao bì nilon và lưới đánh cá.
Những loại nhựa vi mô này thường dễ dàng bị thải ra môi trường vì kích thước nhỏ, đôi khi có thể mang đi tái chế. Người ta ước lượng có tới gần 10% nhựa trên biển là vi mô, chiếm số lượng gần đầu bảng trong các tác nhân ô nhiễm. Những vi nhựa này tích tụ nhiều trong đại dương sẽ là nguồn khơi của các độc tố nguy hiểm cho hệ sinh thái.
Ô nhiễm rác thải nhựa từ quá trình sản xuất
Người ta ước tính số lượng nhựa được sản xuất và thải ra môi trường hàng năm khoảng 250 tấn. Tồn tại ngoài môi trường khiến chúng trở thành nguy cơ mang theo các chất hữu cơ khó phân hủy, đó chính là nguồn cơn của hiện tượng thủy triều đỏ.
Trong các cuộc thu gom rác thải nhựa quy mô lớn thường trả về số vật phẩm chiếm 50% là bao bì của các nhãn hàng. Các loại rác thải nhựa đến từ các tên tuổi lớn như cocacola, netsle… gọi là ô nhiễm rác thương mại.
Theo thống kê, những nơi có lượng rác thải nhựa lớn nhất thế giới thường là những quốc gia đông dân cư và có nền kinh tế phát triển mạnh. ĐIều đó chứng minh rằng, sự phát triển sản xuất của con người chính là mối nguy hại hàng đầu cho môi trường.
Ô nhiễm rác thải nhựa thực trạng ngày nay
Thực trạng môi trường báo động ngày nay không còn là mối lo của riêng quốc gia nào. Nó như một mầm bệnh âm ỷ đang chực chờ bùng nổ trên toàn thế giới.
Ô nhiễm rác thải nhựa thực trạng trên thế giới
Theo thống kê cho thấy, số lượng rác thải nhựa đang được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới hiện nay nằm vào 8 tỷ tấn. Trong đó có tới 6 tỷ tấn là rác thải bởi thói quen sử dụng 1 lần của con người.
Trung bình nếu mỗi người thải ra 1 miếng nhựa thì cả thế giới mỗi ngày phải chịu đến 7 tỷ miếng rác. Cứ thế mỗi năm, Trái Đất phải gánh chịu đến 300 triệu tấn rác thải nhựa. Nếu con số này không thể dừng lại, rất có thể sẽ còn tăng gấp đôi trong những năm tiếp theo.
Cuối năm 2018, số liệu ghi nhận được 523 triệu tấn rác thải nhựa đã bị thải xuống đại dương. Trong đó quốc gia chiếm phần lớn nhất là Trung Quốc với 27.7%. Tiếp theo đó là Indonesia, Philippin và Việt Nam với con số lần lượt là 10.1%, 5.9%, 5.8%.
Theo một số nghiên cứu của viện Công Nghệ Môi Trường vào năm 2017 cho rằng, 10 con sông nổi tiếng bao gồm sông Nin, sông Niger, sông Ấn, Sông Hằng, Sông Mekong… là nơi dẫn 80 – 90% rác thải nhựa đổ vào đại dương.
Ô nhiễm rác thải nhựa thực trạng ở Việt Nam
Việt Nam hiện nay đang đứng thứ tư thế giới về khối lượng rác thải nhựa bị đổ ra môi trường mỗi năm.
Thực trạng xử lý rác thải nhựa ở việt nam còn khá yếu kém và tụt hậu. Theo thống kê có đến 90% rác không được xử lý mà chỉ có 10% được đem tái chế. Bên cạnh đó, hiệu quả tái chế ở nước ta cũng chỉ cho ra những sản phẩm hậu tái chế chất lượng thấp.
Theo ước tính của bộ tài nguyên môi trường, số lượng rác thải trung bình mỗi ngày tại hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh là 80 tấn. Mỗi gia đình thải ra môi trường khoảng 1 kg túi nilon mỗi ngày.
Chỉ trong khoảng thời gian 25 năm từ 1990 – 2015, lượng rác thải trên đầu người mỗi năm tăng từ 3,8kg đến 41kg.
Nói riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, lượng rác 250.000 tấn mỗi năm có đến hơn 200.000 tấn được đem tái chế hoặc thải hẳn ra môi trường (trong đó thường chỉ tái chế một phần rất nhỏ).
Ô nhiễm rác thải nhựa gây ra hậu quả gì?
Hậu quả mà rác thải nhựa mang đến cho Trái Đất là vô cùng to lớn. Dưới đây hãy điểm qua một số tác hại khôn lường của thảm họa rác thải trắng này nhé.
Ô nhiễm rác thải nhựa tác động đến môi trường
Hành động sản xuất và đốt nhựa là một trong những tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu, thả hàng trăm triệu tấn CO2 vào bầu khí quyển. Đốt rác có thể sinh ra những chất độc hại như dioxin, furan gây ung thư cho con người và bào mỏng tầng ozon.
Rác thải nhựa trên đất liền có số lượng lớn và dày đặc hơn dưới biển bởi sự phân hủy trên đất không nhanh bằng. Nhựa có chứa chất hóa học phân hủy trên đất sẽ làm đất nhiễm độc, thậm chí còn nhiễm vào nước ngầm gây hại cho sinh vật sống.
Rác thải nhựa làm suy giảm khả năng giữ nước của đất, làm cây không có nơi bén rễ, đất kém sự chắc chắn dẫn đến nguy cơ sạt lở.
Có tới 83% mẫu nước máy tại các quốc gia lớn cho kết quả xét nghiệm là bị nhiễm độc nhựa. Những vi nhựa trong nước chưa có xét nghiệm nào cho thấy rõ ràng ảnh hưởng của nó, nhưng rất đáng là một mối quan ngại.
Ước tính có hơn 5 nghìn tỷ mảnh nhựa đang nổi trên các đại dương và còn có thể tăng thêm nhiều nữa. Ngoài đại dương còn phát hiện được một vùng rác thải lớn quấn chặt với nhau với kích thước của một hòn đảo.
Nhựa ngâm trong nước biển bị oxi hóa bào mòn nhanh hơn đất liền. Do đó mà các chất độc hại cũng bị hòa tan nhanh và lan tỏa rộng hơn. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái động thực vật dưới biển và cả các vùng ven biển.
Ô nhiễm rác thải nhựa tác động đến sinh vật hoang dã
Sinh vật biển bị ảnh hưởng rất lớn bởi các rác thải nhựa trong lòng đại dương. Một số loài săn mồi có thể nhầm lẫn túi nilon với sứa và nuốt phải chúng. Nhựa trong thực quản động vật có thể gây ra tắc nghẽn hoặc loét hệ tiêu hóa và tử vong.
Những con cá voi và cá nhà táng chết bởi nhựa tích tụ trong dạ dày làm hư hỏng hệ tiêu hóa. Nhiều vụ việc cá voi chết trôi dạt vào bờ được ghi nhận có lượng nhựa lớn tồn tại trong dạ dày.
Những loài chim săn mồi ở biển cũng là những nạn nhân trực tiếp. Môi con mòng biển bắc được ghi nhận trung bình có đến 30 mảnh rác nhựa trong dạ dày. Những chất độ tiết ra từ nhựa sau khi ăn có thể ảnh hưởng tới hệ gen, sinh sản và cân bằng hóc môn trong cơ thể động vật.
Những con chim biển nuốt nhựa bị loài ăn thịt ăn tạo thành một chuỗi ảnh hưởng liên tiếp nhiều mắc xích. Nhiều loài vật có thể chết vì suy dinh dưỡng do nhựa tồn tại trong dạ dày tạo cảm giác no giả.
Ô nhiễm rác thải nhựa tác động đến con người
Cũng như động vật hoang dã, các vi hạt nhựa sản sinh chất độc làm rối loạn hệ hóc môn của con người. Điều này dẫn đến các bệnh lý về giới tính, di truyền và sai lầm trong sinh sản.
Bisphenol A (BRA) và polybromated diphenyl ete (PBDE) là hai chất dẻo trong sản xuất nhựa dễ được tìm thấy trong nước tiểu của con người. Các chất này làm suy giảm chức năng tuyến giáp, dẫn đến nguy cơ về trao đổi chất và phát triển tự nhiên của con người.
BPA có thể có thể phá vỡ nguyên lý bình thường của hóc môn sinh dục, gây ra các rối loạn về sức khỏe giới tính. BPA còn ảnh hưởng đến quá trình dị hóa hóc môn sinh dục và trao đổi chất, gây kìm hãm sự phát triển tuyến sinh dục và sản xuất tinh trùng.
Rác thải nhựa còn khiến cho hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do môi trường đất kém chất lượng. Hoạt động du lịch và thương mại bị tác động xấu do rác thải làm phá hoại mỹ quan môi trường.
Rác thải nhựa quá nhiều gây lấn chiếm diện tích đất đai, gây thoái hóa, suy giảm nhiều tài nguyên tự nhiên. Chi phí xử lý rác thải nhựa ngày càng tăng cao do số lượng tăng không ngừng của rác thải, gây phiền toái ít nhiều cho nền kinh tế.
Ô nhiễm rác thải nhựa đã được hạn chế như thế nào?
Con người ngày nay đang dùng mọi nỗ lực để đấu tranh chống lại thảm họa này, đi cùng với đó là hàng loạt những chiến dịch nhằm giảm thiểu tác động xấu của rác thải nhựa.
Phong trào kêu gọi hạn chế đồ nhựa: phong trào này nhằm khuyến khích mọi người sử dụng các sản phẩm từ nguyên liệu thân thiện với môi trường thay vì đồ nhựa dùng một lần. Các sản phẩm có thể kể đến như ly giấy, hộp giấy, lá chuối, ống hút cỏ…
Phân loại rác từ nguồn: Phương pháp này giúp cho quá trình xử lý rác sau này thuận lợi và nhanh chóng hơn. Các loại nhựa có thể tái chế sẽ được đem đi tái chế thành các chế phẩm nhiên liệu sinh học có ích cho con người.
Nâng cao ý thức: Những hoạt động nhằm nâng cao tinh thần bảo vệ môi trường cũng được phát động bởi giới trẻ. Như chiến dịch dọn dẹp bờ biển hay chiến dịch thu gom rác thải đô thị được hưởng ứng mạnh mẽ.
Sử dụng sản phẩm sinh học: Hiện nay nhiều công ty trên thị trường đã nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm nhựa sinh học có thể tự phân hủy. Bên cạnh nhựa sinh học còn có những sản phẩm làm từ giấy, lá chuối hay có mầm cỏ trong thành phần nhằm mục đích bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm rác thải nhựa có thuyên giảm được hay không là phụ thuộc vào chính ý thức của bạn. Hãy chung tay góp sức đẩy lùi vấn nạn này và trả lại một môi trường xanh sạch đẹp. Cho tương lai của gia đình bạn và cả thế giới.
CÔNG TY RÚT HẦM CẦU ĐẠI TÍN
Địa chỉ: 84 Hoàng Bật Đạt, Phường 15 Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh 700000, Việt Nam.
Hotline: 090.394.5329
Điện thoại bàn: 090.394.5329
Email: ruthamcauquan3.info@gmail.com
Website: https://ruthamcauquan3.info/