Ô nhiễm nguồn nước là gì, hậu quả và cách xử lý tốt nhất

Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe của con người và nền kinh tế. Gây ra những bệnh lý thường thấy, vậy những căn bệnh đó là gì? và có bao nhiêu biện pháp khắc phục hiệu quả? Hãy cùng công ty Đại Tín tham khảo qua bài viết sau đây

Ô nhiễm nguồn nước là gì ?

Là hiện tượng các con sông,suối, hồ, mạch ngầm,.. chuyển biến xấu đi do bị nhiễm các chất độc hại có thể gây các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người lẫn động thực vật.

Ô nhiễm nguồn nước là gì, hậu quả và cách xử lý tốt nhất

Xảy ra khi nước trên bề mặt chảy qua các rác thải, các chất gây hại rồi ngấm xuống mạch ngầm. Các loại hóa chất độc hại, vi khuẩn virus, ký sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như từ các nhà máy sản xuất, từ bệnh viện, từ hoạt động sinh hoạt bình thường của người dân như thuốc trừ sâu, phân bón,… trôi theo dòng ra các ao hồ , sông, suối hoặc ngấm xuống đất mà chưa qua xử lý với khối lượng lớn quá mức khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông,..

Ô nhiễm nguồn nước thực trạng hiện nay ở nước ta

Tại Việt Nam có khoảng 8-12% tổng lượng chất thải nhựa, túi nilon làm ô nhiễm nghiêm trọng, và trở thành vấn đề của cả nước.

Theo thống kê mỗi năm có đến 9000 người chết vì ô nhiễm và 100.000 ca mắc bệnh ung thư, tại một số địa phương tỷ lệ mắc các bệnh như khuẩn ecoli, viêm da, hoặc đau mắt ngày càng nhiều và có khả năng lây lan thành dịch bệnh mỗi năm do sử dụng nguồn nước bẩn.

Các hệ thống thoát nước thải tại từng khu vực cũng chưa đáp ứng đúng tiêu chuẩn chưa qua xử lý trước khi đổ vào hệ thống chung và đổ vào các dòng sông nên đã gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng.

Ô nhiễm nguồn nước do những nguyên nhân nào gây ra ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước sạch. Sau đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự ô nhiễm

Ô nhiễm nguồn nước do cuộc sống sinh hoạt của con người

Nước thải và rác thải từ gia đình, khách sạn, cơ, quan, bệnh viện , trường học,… số lượng thải ra môi trường tỉ lệ thuận với chất lượng sống của con người.

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình hoạt động nông nghiệp

Các hoạt động liên quan đến sản xuất nông nghiệp chăn nuôi trồng trọt và số lượng thức ăn thừa, tiểu tiện, hóa chất, thuốc trừ sâu dư thừa đều gây ô nhiễm cả nguồn lẫn mạch nước ngầm.

Hiện nay đa số nông dân đều lạm dụng các hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trưởng với hàm lượng cao hơn mức cho phép, lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm và để lại hậu quả lâu dài.

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình hoạt động công nghiệp

Nền công nghiệp ngày càng phát triển kéo theo đó là lượng chất thải và rác thải tại các khu chế xuất, khu công nghiệp chưa qua xử lý ngày càng nhiều hơn. Vì thế đây cũng là 1 trong rất nhiều nguyên nhân tác động đến nguồn nước không còn sạch như lúc trước nữa.

Ô nhiễm nguồn nước tạo nên những căn bệnh gì ?

Nước là một trong những yếu tố cần thiết đối với cuộc sống của con người. Tuy nhiên hiện nay nhiều khu vực tình trạng ô nhiễm trở nên nặng và sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể những tác động xấu như sau:

Viêm dạ dày ruột: Do vi khuẩn norovirus gây ra. Virus này lây truyền qua nước, thức ăn, tiếp xúc trực tiếp với bề mặt chứa virus.

Viêm gan A: lây truyền qua các phân tử có trong đồ ăn và nước uống bị ô nhiễm
Crypto tiêu hóa: Crypto tiêu hóa là một dạng tiêu chảy do ký sinh trùng Cryptosporidium gây ra. Ký sinh trùng này sống trong ruột của người và động vật nhiễm bệnh. Bệnh này lây qua đường nước ô nhiễm có chứa phần tử phân của người và động vật bị nhiễm bệnh.

Bệnh Legionnaires: Legionella là một dạng bệnh viêm phổi của virus này. Vi khuẩn này có ở môi trường nước ngọt như sông, ao, hồ, suối,… Người sẽ lây khuẩn này khi hít phải hơi nước có chứa vi khuẩn.

Bệnh lỵ: Bệnh lỵ có tính lây khá cao, do vi khuẩn Shigella gây ra. Có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như chảy máu trực tràng và co giật ở trẻ em.

Nhiễm Salmonella: Là một loại vi khuẩn có trong phân và lây truyền qua nguồn nước ô nhiễm. Người lây khuẩn sẽ có triệu chứng như tiêu chảy, ớn lạnh, đau bụng và sốt.

Bệnh thương hàn: Salmonella Typhi là vi khuẩn gây nên bệnh này. Vi khuẩn này sẽ phát triển trong ruột và máu, lây qua nước hoặc thức ăn nhiễm phần tử từ phân của người bệnh.

Bệnh tả: Do Vibrio Cholerae gây các triệu chứng như tiêu chảy, mất nước, chuột rút cơ, tim đập nhanh, huyết áp thấp, da mất đàn hồi và có cảm giác khô cổ họng.

Nhiễm khuẩn E.coli: Vi khuẩn này lây nhiễm qua thức ăn kém vệ sinh và nước ô nhiễm. Người nhiễm E.coli có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và sốt.

Ô nhiễm nguồn nước có những biện pháp nào khắc phục ?

Ô nhiễm nguồn nước khắc phục bằng việc nâng cao ý thức của người dân

Một số người cho rằng việc bản thân ngừng xả rác chỉ là một hành động nhỏ bé không đủ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc này là của Nhà nước, của các cấp chính quyền.

Hoặc họ suy nghĩ môi trường đã ô nhiễm rồi thì dù có làm gì cũng không thể khắc phục được. Và cũng chính những suy nghĩ này đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến việc giáo dục và nuôi dạy thế hệ trẻ mai sau.

Ô nhiễm nguồn nước khắc phục bằng cách áp dụng luật pháp

Xử lý nghiêm các cơ quan, doanh nghiệp quan liêu đã không xử lý triệt để trước khi xả ra môi trường . Do việc tối đa hoá lợi nhuận một số doanh nghiệp đã vi phạm quy trình.

Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống quản lý xử lý trong các khu công nghiệp.

Tăng cường giám sát, thanh tra về môi trường. Đào tạo đội ngũ chuyên môn tốt, trang bị những thiết bị hỗ trợ cho việc giám sát môi trường.

Ô nhiễm nguồn nước khắc phục bằng cách xử lý nước thải công nghiệp

Tất cả các ngành sản xuất nên đảm bảo rằng họ có một cơ sở xử lý tốt, có thể ngăn ngừa ô nhiễm bằng cách làm mát, xử lý và loại bỏ các thành phần độc hại của chất thải trước khi xả vào các vùng nước.

Mặt khác, một số hệ thống xử lý ở các khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, dẫn đến nước thải sinh hoạt liên tục xả ra các sông, suối ao hồ làm ô nhiễm.

Ô nhiễm nguồn nước khắc phục bằng việc xử lý nước thải đúng cách

Đây cũng là một cách làm giảm mức ô nhiễm, ta cần có quy trình kỹ thuật tiên tiến hơn. Một số quốc gia phát triển khác có hệ thống nhà máy xử lý loại bỏ mầm bệnh.

Bảo trì, thay thế và bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng xử lý bị rò rỉ và bị lỗi. Bể tự hoại trong các hộ gia đình cần phải được đảm bảo xử lý trước tại chỗ trước khi thấm vào đất.

Ô nhiễm nguồn nước xử lý bằng cách trồng cây xanh

Nông dân có thể xây dựng và đưa vào thực thi các kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng và hạn chế tối đa ứng dụng chất dinh dưỡng dư thừa vào nông nghiệp làm giảm khả năng ô nhiễm từ phốt phát và nitrat.

Những tác động của thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể được quản lý bằng cách sử dụng các kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như kiểm soát dịch hại và để kiểm soát sâu bệnh, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các chất hóa học

Ô nhiễm nguồn nước để lại những hậu quả gì ?

Ô nhiễm nguồn nước hậu quả đối với con người

Hầu như mọi loại ô nhiễm đều gây hại cho con người, đặc biệt là ô nhiễm nước. Không riêng gì gây hại cho con người mà còn có thực vật, động vật. Có thể không gây hại ngay lập tức nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả hết sức nghiêm trọng với sức khoẻ của con người.

Các kim loại nặng trong công nghiệp được tích luỹ ở sông hoặc hồ gần đó. Các động vật sống trong trong môi trường đó có thể bị nhiễm kim loại nặng sau đó con người ăn phải các loài động vật đó sẽ gặp nguy hại về sức khỏe. Kim loại nặng dẫn đến chậm phát triển, dị tật bẩm sinh dẫn đến ung thư.

Các chất thải công nghiệp đều chứa các hợp chất độc hại ảnh hưởng đến các loại thuỷ sản. Một số chất độc chỉ có tác dụng nhẹ trong khi một số chất độc có thể gây tử vong. Khiến con người bị ức chế hệ miễn dịch, suy sinh sản và ngộ độc cấp tính.

Ô nhiễm nguồn nước hậu quả đối với thực vật

Không riêng gì đến hệ sinh vật sống dưới nước mà còn là một trong những ảnh hưởng đến sự ô nhiễm của đời sống của hệ thực vật trên cạn.
Khi ta dùng nước bị ô nhiễm để tưới cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến chúng bị còi cọc, chậm phát triển. Nếu mức độ ô nhiễm quá lớn sẽ làm thực vật bị chất hàng loạt, đất đai ngày càng bị cằn cỗi, dễ xói mòn.

Ô nhiễm nguồn nước đang là tình trạng báo động ở nước ta, mỗi người một hành động nhỏ góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 394 5329