Ô nhiễm không khí do đâu, ảnh hưởng và cách phòng tránh
Ô nhiễm không khí là một vấn nạn đe dọa đến sức khỏe của hàng triệu người dân trên thế giới. Theo đánh giá từ năm 2018, 9 trên 10 người hiện đang hít thở một lượng không khí có chứa hàm lượng chất độc hại cao. Chất lượng không khí kém trong nhà và ngoài trời đều là 2 tác nhân cho cái chết của 7 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Tính riêng phía Tây Thái Bình Dương thì đã có 2 triệu người thiệt mạng mỗi năm. Còn ở Việt Nam, ước tính có khoảng 60.000 người thiệt mạng vì những vấn đề về phổi và đường hô hấp.
Ô nhiễm không khí là gì?
Về cơ bản, đây hiện tượng chất thải dạng khí xả trên không trung. Chất thải khí độc hại ở đây là hỗn hợp của những hạt phân tử rắn và khí bay lơ lửng. Các hạt phân tử này có thể đến từ khói xe hơi, hóa chất nhà máy, bụi bặm, phấn hoa và nấm mốc. Khí ozon là tác nhân gây ô nhiễm hàng đầu ở các thành phố. Khi lượng ozone vượt quá mức cho phép thì chúng sẽ trở thành sương khói (smog).
Công bằng mà nói, bất kỳ loại khí độc hại nào vượt quá mức cho phép. Và bay trong không khí thì sẽ gây nên hiện tượng ô nhiễm. Nhiều trong số đó có thể kể đến như:
✔️ Ozone,
✔️ Bụi mịn,
✔️ Lưu huỳnh,
✔️ Khí nito,
✔️ Khí carbon,
✔️ Hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC),
✔️ Hóa chất PAHs gây ung thư.
Đạo luật bầu không khí sạch cấp quyền cho Cơ quan Bảo Vệ Môi Sinh Hoa Kỳ, để giảm thiểu lượng khí thải độc hại, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hội đồng quốc phòng tài nguyên thiên nhiên đã và đang là tổ chức dẫn đầu đạo luật này, kể từ khi nó ra đời vào năm 1970.
Ô nhiễm không khí có những loại nào?
Sau đây, hãy cùng tìm hiểu 2 phân loại phổ biến của hiện trạng này nhé!
Ô nhiễm không khí ngoài trời
Đây là cụm từ miêu tả sự lượng khí thải độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe trong môi trường đô thị và nông thôn. Chất lượng không khí sẽ ngày càng tồi tệ khi lượng khí độc hại đủ cao để ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh vật sống và môi trường xung quanh. Vấn nạn này ước tính gây ra 4.2 triệu cái chết trẻ cho người dân toàn cầu mỗi năm.
Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới vào năm 2016. 58% nguyên nhân cái chết bắt nguồn từ bụi bẩn và khói thải ngoài trời khiến cho nạn nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. 18% trong số đó chịu đựng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và nhiễm trùng đường hô hấp thấp. 6% còn lại chết do căn bệnh ung thư phổi.
Ô nhiễm không khí trong nhà
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã được cảnh báo về mức độ ô nhiễm đáng báo động ở bên ngoài. Liệu ở yên trong nhà có khiến chúng ta an toàn hơn? Đáng tiếc câu trả lời là ở ngoài hay trong nhà đều nguy hiểm như nhau. Mặc dù chúng ta dành 90% thời gian ở nhà, công ty, trường học hay nhà hàng, cửa tiệm hay khách sạn. Đây đều là những nơi có mức độ ô nhiễm ngang ngửa như khi ở ngoài trời.
Khí độc hại trong nhà là bụi bẩn, khí ga và chất thải rắn bên trong các tòa nhà. Chúng được sinh ra bởi các hoạt động nấu ăn, sưởi ấm, điều hòa, nấm mốc, hóa chất tẩy rửa và vật liệu xây dựng. 6% cái chết ở các nước kém phát triển là do điều kiện thở trong nhà kém. Bởi người dân nghèo thường không có điều kiện sử dụng nhiên liệu sạch để nấu ăn.
Ô nhiễm không khí nguyên nhân là do đâu?
“Phần lớn lượng khí ô nhiễm đến từ hoạt động sản xuất và sử dụng năng lượng” theo John Walke – giám đốc của dự án Bầu không khí sạch – 1 chương trình Khí hậu và năng lượng sạch tại Hội đồng quốc phòng tài nguyên thiên nhiên. Trong một vòng lặp phản hồi tích cực, đây không chỉ là một tác nhân của biến đổi khí hậu. Mà nó còn khiến cho tình hình trầm trọng hơn. Một số tác nhân khiến cho chất lượng không khí giảm thiểu là:
Ô nhiễm không khí do động vật và thực vật
Một số lượng lớn xác gia cầm và gia súc bị chôn và phân hủy dưới lòng đất sẽ tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên. Xác chết của các con gia cầm hay gia súc khi chôn xuống lòng đất sẽ đi qua giai đoạn thối rữa và khoáng hóa. Trong giai đoạn đầu, xác chết thối rữa trong điều kiện yếm khí. Từ đó, khí độc sẽ khuếch tán gây ra mùi hôi thối khó chịu.
Ở một số vùng trên thế giới, thảm thực vật như cây kẹo cao su đen, cây chi dương, cây sồi và cây liễu . Những loài cây này với số lượng lớn sẽ thải ra một hỗn các chất hữu cơ độc hại, đặc biệt là khi nhiệt độ tăng cao. Hỗn hợp này xúc tác với chất thải khí của người như Nitơ, Oxi, khí SO2, và hỗn hợp khí caron. Sự kết hợp này sẽ dẫn đến những màn bụi mù dưới mặt đất theo mùa. Màn bụi mù này chứa một khối lượng lớn khí ozon, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bầu không khí sạch.
Ô nhiễm không khí do ngành nông nghiệp và chăn nuôi
Ngành nông nghiệp hiện đang đóng góp cho sự gia tăng khí gây hiệu ứng nhà kính qua hai yếu tố: tàn phá rừng bởi ngành trồng trọt và sự gia tăng khí methane của ngành chăn nuôi gia cầm, gia súc.
Như đã giải thích, xác chết của động vật là một yếu tố không nhỏ dẫn đến sự suy giảm của chất lượng bầu không khí. Ngoài ra, như cầu cho bãi chăn và ruộng của nông dân đã dẫn đến sự suy giảm số lượng cây. Số cây mà đã đang giảm khí carbon và làm sạch không khí.
Ô nhiễm không khí do rác thải
Các bãi rác là một nguyên tố khiến cho chất lượng không khí ngày một suy giảm. Đặc biệt là các bãi rác không được kiểm soát. Chúng sẽ sản sinh ra nhiều khí độc hại gây hiệu ứng nhà kính như Methane, hơi ngạt dễ bắt lửa và tiềm tàng mối hiểm họa lớn.
Sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa là hai mối tương quan khiến cho lượng rác thải ngày một gia tăng. Dẫn đến sự tăng cao của nhu cầu đất trống cho các bãi phế liệu. Các địa điểm phế thải này dần dà trở thành nơi sản sinh ra khí methane.
Các nhà khoa học môi trường phát hiện ra rằng trái đất có một vài cơ chế tự điều chỉnh. Các cơ chế này sẽ bảo vệ bầu khí quyển của trái đất. Giúp cô lập khí carbon và đảm bảo cân bằng cho hệ sinh thái. Không may thay, tác động đang ngày một lớn của con người có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự cân bằng này vĩnh viễn.
Nói cách khác, chúng ta thải rác ra bầu không khí nhiều tới mức trái đất không kịp tự điều chỉnh. Dẫn đến sự gia tăng của các mối hiểm họa tự nhiên như mưa axit, sương khói, nóng lên toàn cầu và vô số các vấn đề về sức khỏe.
Ô nhiễm không khí hậu quả có nghiêm trọng không?
Con người trong môi trường ô nhiễm sẽ bị phơi nhiễm trước các hạt phân tử tí hon như PM 2.5. Những hạt phân tử này sẽ thẩm thấu sâu vào phổi và tim mạch. Dẫn đến đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính và nhiễm trùng đường hô hấp. Ngành công nghiệp, giao thông vận tải, nhà máy điện chạy bằng than và chất thải sinh hoạt đều là những tác nhân của vấn nạn này. Đây tiếp tục là một vấn đề đáng báo động, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và chất lượng sống của con người.
Ông John Walke giải thích. “Carbon dioxide và metan trong bầu không khí đang bị ô nhiễm là tác nhân của sự nóng lên toàn cầu”, “Sương khói là một dạng ô nhiễm khác, khiến cho khí hậu nóng lên và gia tăng chỉ số của tia cực tím”. Biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân của một bầu không khí dễ gây dị ứng. Bao gồm sự sản sinh của nấm mốc (nhờ vào sự ẩm thấp của thời tiết khắc nghiệt và các trận lũ lụt) và phấn hoa( mùa phấn hoa kéo dài và số lượng phấn hoa gia tăng).
Ô nhiễm không khí biện pháp phòng tránh ra sao?
Cuộc chiến bảo vệ sự trong sạch của trái đất đã kéo dài hàng chục năm. Tác nhân khiến cho chất lượng bầu không khí ngày một đi xuống không ai khác ngoài chính loài người. Hay nói cách khác, chính sự khao khát về một tương lai hiện đại đã khiến cho chúng ta quên mất người mẹ trái đất đang ngày đêm chịu đựng. Con người cần có kết nối với thiên nhiên vì đó là bản chất của chúng ta. Để làm được điều này, chúng ta cần chung tay, đưa ra các giải pháp thiết thực để phòng tránh sự ô nhiễm trong lẫn ngoài trời.
Các biện pháp phòng tránh ô nhiễm không khí ngoài trời
Để giải quyết vấn đề này, đối tượng cần tập trung cao và có nhận thức rõ ràng nhất là chủ các nhà máy xí nghiệp, cũng như cơ quan nhà nước. Sau đây là một số giải pháp phổ biến cần được áp dụng rộng rãi.
Giải pháp an toàn dành cho ngành công nghiệp nặng:
Công nghệ xanh giúp giảm thiểu lượng khói công nghiệp thải ra ngoài;
Kiểm soát lượng rác thải đô thị và nông nghiệp, bao gồm việc thu giữ khí metan thải ra từ bãi thải và xem đó như là một giải pháp thay thế cho việc đốt rác.
Giải pháp đề xuất cho việc tiêu thụ năng lượng:
Kêu gọi các hộ gia đình sử dụng năng lượng sạch để đáp ứng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn như khi ta nấu ăn, sưởi ấm hay thắp sáng.
Tuy nhiên, các giải pháp năng lượng sạch phải rẻ và dễ dàng tiếp cận
Giải pháp dành cho giao thông vận tải:
Chuyển sang sử dụng dòng nhiên liệu an toàn cho môi trường.
Ưu tiên: hệ thống phương tiện công cộng nội thành, vận chuyển đường sắt liên thành phố và cách thức di chuyển của du khách.
Chuyển sang sử dụng các loại xe hạng nặng chạy dầu diesel thân thiện với môi trường hơn. Đồng thời, sử dụng các loại xe ít khí thải và tiết kiệm nhiên liệu
Giải pháp dành cho quy hoạch đô thị:
Cải tiến hiệu năng cho các tòa nhà, khiến cho các thành phố trở nên xanh sạch và “gọn nhẹ”.
Giải pháp dành cho sản xuất năng lượng:
Tăng cường sử dụng các loại nhiên liệu thân thiện với môi trường như: năng lượng mặt trời, gió và thủy điện)
Sản xuất đồng thời 2 dạng năng lượng nhiệt và điện
Phân phối sự sản xuất năng lượng. Ví dụ như lưới điện nhỏ hay hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà.
Giải pháp cho việc quản lý chất thải đô thị và nông nghiệp:
Đưa ra chiến lược cho xử lý, phân loại, tái chế rác thải.
Cải tiến phương pháp xử lý rác thải bằng các biện pháp sinh học. Ví dụ như yếm khí bãi rác để tạo ra khí hữu cơ. Đây là một phương pháp khả thi và giá rẻ để thay thế cho việc đốt chất thải rắn ngoài trời.
Nếu như bắt buộc phải hỏa thiêu thì phải áp dụng công nghệ kiểm soát nhiệt lượng và kiểm soát sự phóng thải một cách chặt chẽ.
Các biện pháp phòng tránh ô nhiễm không khí trong nhà
Cấm hút thuốc
Những tác hại của khói thuốc đã không còn là một chủ đề xa lạ. Không chỉ tiềm tàng các nguy cơ về căn bệnh ung thư phổi. Khói thuốc còn là một tác nhân lớn khiến cho chất lượng không khí suy giảm trầm trọng.
Đầu tư một hệ thống thông gió chất lượng
Một khi đã kiểm soát được các sự nhiễm bẩn trong nhà. Bầu không khí phải được làm sạch và lưu thông với khí trời tự nhiên. Tăng cường khí trời bằng cách mở cửa sổ, lắp quạt thông gió cho các không gian kín như nhà vệ sinh, gác mái, phòng bếp và phòng ngủ.
Thay thế các bộ lọc trong hệ thống HVAC
Đối với các hộ gia đình có lắp máy lạnh, lò sưởi và quạt thông gió. Các bạn nên thường xuyên thay thế các bộ lọc của chúng. Những bộ lọc cũ này nếu không được thay định kỳ sẽ sản sinh ra khí bẩn đấy.
Hạn chế sơn hoặc xịt các sản phẩm dễ bắt cháy trong nhà (hoặc gần điều hòa)
Một số các sản phẩm dễ bắt cháy mà các bạn không nên sử dụng có thể kể đến như xăng, dầu, sơn móng tay,…
Ô nhiễm không khí và tình hình đáng báo động trên thế giới
Theo thống kê vào năm 2016 của tổ chức y tế thế giới (WHO), 4.2 triệu cái chết trẻ là hậu quả của chất lượng bầu không khí giảm sút. Khoảng 88% trong số này đến từ những nước chưa và đang phát triển. Sau đây chi tiết số người đã thiệt mạng:
- Đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình
Ở Đông Nam Á: 1.332.000 người
Ở Tây Thái Bình Dương: 1.255.000 người
Ở Châu phi: 425.000 người
Ở Phía Đông Địa Trung Hải: 319.000 người
Ở Châu Âu: 304.000 người
Ở Mỹ: 164.000 người
- Đối với các nước thu nhập cao:
Ở Châu Âu: 205 000 người
Ở Mỹ: 95.000 người
Ở Tây Thái Bình Dương: 82.000 người
Ở Phía Đông Địa Trung Hải: 17.000 người
- Đối với Việt Nam và các nước láng giềng (khu vực ĐNA và Trung Quốc):
Trung quốc: 2.184.202 người
Philippines: 136.967 người
Việt Nam: 60.000 người
Campuchia: 15.525 người
Lào: 8.392 người
Ô nhiễm không khí tại Việt Nam có đáng báo động?
Việt Nam – đất nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á trong lượng tiêu thụ xe máy. Đã và đang đau đầu với mức độ ô nhiễm đáng báo động. Hai thành phố lớn nhất của chúng ta là Hồ Chí Minh và Hà Nội hiện đang nằm trong top 15 thành phố ô nhiễm nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Bụi mịn hiện đang là vấn đề đáng quan ngại nhất ở Việt Nam. Trong năm 2019, thành phố Hồ Chí Minh chỉ có vỏn vẹn 36 ngày chỉ số PM2.5 đạt tiêu chuẩn quốc tế. Những ngày còn lại trong năm, người dân nơi đây đã tiếp xúc với bầu không khí bị ô nhiễm nặng nề. Tính trung bình, khi chất lượng không khí của một nước không đạt chuẩn theo WHO. Thì tuổi thọ trung bình của nước đó sẽ giảm xuống 1 năm và tiêu tốn của nước đó 5% tổng sản phẩm nội địa của nước đó trong vòng 1 năm.
Một trong những tác nhân nghiêm trọng nhất ở Tp.HCM là giao thông vận tải. Việt Nam hiện đang sở hữu 3.6 triệu xe hơi và 58 triệu xe máy. Tập trung phần đông ở các thành phố lớn. Rất nhiều trong số đó là phương tiện cũ. Công nghệ kiểm soát khí thải chưa được cải tiến. Chúng ta đã không còn xa lạ gì với hình ảnh những chiếc xe cũ kỹ thải ra làn khói đen mù rồi phải không nào.
Câu kết
Qua bài viết này, chúng tôi rất mong bạn có thêm nhận thức về tình trạng ô nhiễm không khí ở Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là vấn đề mà chúng ta cần phải chung tay ngăn chặn. Để có thể bảo vệ hơi thở của những đứa trẻ và người mà chúng ta yêu thương. Chỉ cần bạn quan tâm và đưa ra những lựa chọn đúng đắn, là đã góp phần bảo vệ bầu không khí. Rất mong bạn giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng. Xin chào và hẹn gặp lại.
Trả lời