Bể lắng đứng là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động ?

Bể lắng đứng trong xử lý nước thải có cấu tạo như thế nào? Được thiết kế ra sao và ứng dụng của thiết bị này là gì? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như những vấn đề liên quan.

Bể lắng đứng có công dụng như thế nào?

Bể lắng là công trình xử lý nước được xây dựng với theo chữ nhật cho phép lưu nước thải với lượng thời gian nhất định. Nhằm mục đích tạo điều kiện cho các chất lơ lửng dưới tác dụng của trọng lực sẽ lắng xuống đáy.

Bể lắng đứng là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động ?

Bể có công dụng để xử lý cơ học nhằm tách các chất rắn có khả năng lắng trong nước thải. Giúp loại bỏ hết mọi tạp chất chứa bên trong chất ô nhiễm của nước thải. Giúp loại bỏ đá và cát trong nước thải.

Bể lắng đứng có cấu tạo như thế nào?

Cấu tạo bể lắng đứng làm từ thép Cacbon CT3 được sơn phủ chống gỉ hay được xây dựng bằng bể bê tông (với các bể lớn). Chủ yếu xây gạch cùng các bể nhỏ hơn.

Bể có dạng hình trụ tròn hoặc dạng hình trụ vuông đáy chóp. Tuy nhiên theo một số trường hợp do diện tích xây dựng nên cấu tạo của bể sẽ khác nhau. Vì vậy bể cũng được thiết kế theo dạng hình hộp chữ nhật.

Bể gồm có 4 phần:

Phần thứ nhất là phần vỏ ngoài của bể

Phần thứ hai là ống trung tâm hướng dòng nước thải

Phần thứ ba là  máng răng cửa thu nước đi kèm với vách chắn bọt nổi

Phần cuối cùng là bộ phận thu bùn có thể kèm theo cánh gạt bùn trong các hệ thống xử lý có quy mô lớn.

Bể có 2 dạng là hình tròn hoặc vuông trên mặt bằng có đường kính từ 4-9m. Nước thải sẽ chuyển động theo hướng thẳng đứng từ dưới lên trên.

Trong bể nước thải sẽ được dẫn vào ống trung tâm và từ đáy sẽ dẫn động từ dưới lên theo phương thẳng đứng. Chiều cao của vùng lắng sẽ thường từ 2,7 – 3,8m. Vận tốc dòng chảy trong vùng công tắc không lớn hơn 0,7mm/s và thời gian lắng thường từ 1h – 2h.

Nước sẽ tập trung vào máng thu phía trên và cặn lắng được chứa ở phần hình nón ở phía dưới. Sau đó được xả ra ngoài bằng bơm hoặc áp lực thủy tĩnh qua ống dẫn. Với độ chênh lệch giữa mực nước bên trong bể và cao độ trục ống trên 1,5m.

Do dòng chảy bất thường từ ống phân phối trung tâm sang vùng công tác. Vì vậy trong bể sẽ tạo ra nhiều vùng xoáy. Để hạn chế tình trạng này tại ống trung tâm có thể bố trí tấm phản xạ để chỉnh vận tốc nước. Khi nước ra khỏi phễu phía dưới ống trung tâm không hơn 0,02m/s.

Để tập trung các loại như bùn cặn vào hố thu giữa bể góc nghiêng thì cạnh bên hình nón nên cao hơn 50 độ. Chiều sâu xây dựng nên tăng lên. Trong một số trường hợp đặc biệt là đối với nước thải có cặn khó trượt, thường được lắp đặt hệ thống loại bỏ cặn trong bể. Nguyên lý hoạt động của nó sẽ tương tự với bể lắng ly tâm. Tuy nhiên dùng hệ thống loại bỏ cặn sẽ làm hiệu quả lắng giảm. Đồng thời giá thành xây dựng và chi phí vận hành quản lý cũng tăng lên. Hiệu suất đọng của bể đứng thấp ở khoảng 45 – 48%. Bể có diện tích xây dựng nhỏ và dễ xả bùn cặn.

Bể được phép lưu giữ nước thải hiệu quả với thời gian mau chóng và nhất định. Tất cả đều nhằm mục đích tạo điều kiện cho các chất lơ lửng dưới tác dụng của trọng lực sẽ đọng sâu xuống dưới đáy.

Bể lắng đứng ứng dụng thế nào trong xử lý nước thải?

Hiện nay bể được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải như:

Ứng dụng trong các hệ thống xử lý trong công nghiệp: Tùy theo quy mô mà bể được ứng dụng làm bể tách cát hay bể lắng sơ cấp ngay từ ban đầu.

Ứng dụng trong hệ thống xử lý trong sinh hoạt: Bể thường dùng sau bể hiếu khí Aerotank để tách cung cấp bùn vi sinh ra khỏi nước. Nhằm giúp giảm lượng chất rắn lơ lửng chứa trong nước thải. Và tuần hoàn lại bùn vi sinh quay lại vào bể thiếu khí và bể hiếu khí.

Đặc biệt đối với các hệ thống xử lý nước thải có quy mô lớn. Bể cũng được sử dụng làm bể tách cát hay bể sơ bộ.

Bể lắng đứng gặp vấn đề nên liên hệ công ty nào?

Trong quá trình vận hành nếu bể gặp sự cố, hãy liên hệ với Đại tín. Công ty chúng tôi sẽ giải quyết mọi vấn đề của bạn một cách hiệu quả với các thế mạnh:

Công ty Đại tín có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về môi trường. Trong những năm qua chúng tôi đã thực hiện hàng trăm dự án mỗi năm.  Tất cả đều hoàn thành hiệu quả và nhận được sự tin tưởng của khách hàng.

Luôn cam kết sử dụng các trang thiết bị hiện đại để xử lý. Cũng như thường thuyên nhập khẩu các thiết bị tân tiến nhất từ nước ngoài để phục vụ cho quá trình xử lý.

Nhân viên được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong ngành.

Thời gian xử lý nhanh chóng chỉ sau 15 phút nhận được yêu cầu nhân viên sẽ có mặt. Công ty hỗ trợ tư vấn 24/24 vì vậy bạn có thể gọi cho chúng tôi bất cứ lúc nào.

Nếu có bất cứ điều gì cần giải đáp hãy liên hệ cho Đại Tín qua hotline: 090 394 5329

Bể lắng đứng và những vấn đề liên quan

Để biết thêm thông tin về bể cũng như những lưu ý khi sử dụng hãy tham khảo nội dung sau đây. Những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong quá trình sử dụng bể.

Bể lắng đứng có đặc điểm thế nào trong quá trình xử lý nước thải

Bể là một trong những phương pháp trong hệ thống xử lý nước thải. Được sử dụng để loại bỏ một số chất rắn và cặn trong nước thải. Nếu được kết hợp cùng với quá trình đông keo tụ thì hiệu quả lắng sẽ được nâng cao hơn.

Tùy vào sơ đồ thiết kế hệ thống xử lý mà bể đóng vai trò làm bể xử lý sơ cấp hay thứ cấp.

Bể lắng đứng sơ cấp:

Dùng để loại bỏ các chất hữu cơ trước khi sử dụng các phương pháp sinh học. Bể này trung bình có thể loại bỏ được 50 – 70 % chất lơ lửng và 25 – 40 % BOD có trong nước.

Sau lắng thì hàm lượng chất lơ lửng sẽ phải nhỏ hơn 150mg/l. Nếu không đạt phải tăng cường hiệu suất của bể bằng phương pháp đông tụ sinh học. Với mục đích làm thoáng đơn giản hoặc kết hợp keo tụ.

Bể lắng đứng thứ cấp được dùng để lắng các cặn vi sinh và bùn.

Bể lắng đứng có nguyên lý hoạt động như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của bể như thế nào là thắc mắc của nhiều người. Hãy tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua nội dung dưới đây:

Đầu tiên nước chảy vào ống trung tâm ở giữ bể sau đó đi xuống dưới bộ phận hãm. Để làm triệt tiêu chuyển động xoáy rồi vào bể. Trong bể nước sẽ chuyển động theo chiều đứng từ dưới lên trên và cặn rơi từ trên xuống đáy bể.

Nước đã lắng trong sẽ được thu vào máng vòng được bố trí xung quanh thành bể hay được đưa sang bể lọc.

Hiệu quả:

Bể sơ cấp dùng để loại bỏ các chất vô cơ hay chất hữu cơ không tan trong nước thải. Trước khi áp dụng các phương pháp xử lý sinh học và Tphuongw pháp hóa lý phía sau. Bể Này có khả năng loại bỏ 50 – 70% các chất lơ lửng và 25-40% các chất hữu cơ có trong nước thải.

Bể thứ cấp dùng để tách bùn vi sinh hay bông bùn keo tụ ra khỏi dòng nước thải. Trước khi nước được thải ra ngoài môi trường

Bể lắng đứng gồm những loại nào?

Có 5 loại đó là:

Bể lắng tiếp xúc:

Cấu tạo: Cấu tạo kiểu bể có quá trình tạo bông cặn và quá trình lắng tách rời.  Nước thô sẽ được đưa vào vùng trộn chính nơi ban đầu và keo tụ diễn ra. Các vùng trộn thứ cấp sử dụng để tạo ra một số lượng lớn các hạt va chạm với hạt keo tụ sao cho có thể lắng xuống.

Nước thoát ra khỏi hình nón ngược vào khu vực giải quyết trong đó các chất rắn sẽ lắng xuống đáy . Sau đó nước sạch sẽ đi ra khỏi bể.

Nồng độ chất rắn trong khu vực pha trộn được điều khiển thỉnh thoảng hoặc liên tục xả đáy bùn. Hiệu quả xử lý của bể cao cho nước thải có hàm lượng chất rắn cao.

Ưu điểm: Có hiệu quả xử lý cao và ít tốn diện tích xây dựng.

Nhược điểm: Có kết cấu phức tạp đồng thời phải có đội ngũ điều khiển và quản lý chặt chẽ. Thiết bị còn nhạy cảm với sự dao động và nhiệt độ của nước

Bể lắng bùn:

Đây là bể có thiết kế giống bể lắng tiếp xúc nhưng tiên tiến hơn.

Bể lắng tròn:

Bể làm cho chất rắn có thể lắng tăng cường bồi lắng bằng cách cải thiện chất đặc điểm của vật liệu phải được loại bỏ. Có thể loại bỏ vật liệu bằng cách sử dụng các phản ứng hóa học có thể tối đa hóa việc sử dụng các hóa chất.

Bể lắng trong có cặn lơ lửng:

Bể có ưu điểm là không cần xây dựng bể phản ứng. Vì quá trình phản ứng và tạo bông kết tủa xảy ra ở điều kiện keo tụ tiếp xúc ngay trong lớp cặn lơ lửng của bể.  Hiệu quả xử lý của bể cao hơn các bể lắng khác và ít tốn diện tích xây dựng.

Ngoài ra bể có nhược điểm là có công suất nhỏ 3000m3/ ngày đêm. Có kết cấu phức tạp và chế độ quản lý chặt chẽ. Phải làm việc liên tục suốt ngày đêm và nhạy cảm với sự dao động của lưu lượng và nhiệt độ của nước.

Bể lắng bùn cặn:

Bể bao gồm một bể đáy bằng và một loạt các ống đục lỗ ở đáy để phân phối nước thô đều trên toàn bộ đáy.

Bể lắng đứng có ưu nhược điểm là gì?

Ưu điểm:

Ưu điểm đầu tiên là có thiết kế linh hoạt, đơn giản, gọn và có khả năng loại bỏ cả dầu mỡ

Thứ hai là có thể làm hố thu cặn

Thứ ba là không chiếm nhiều diện tích xây dựng

Thứ tư là có thời gian lắng khá nhanh

Nhược điểm:

Bể có hiệu quả xử lý không cao bằng bể lắng ngang.

Bể lắng đứng và cách tính toán trong xử lý nước cấp

Cách tính được thực hiện dựa trên những yếu tố như sau:

Lưu lượng hay hàm lượng cặn của nước thải cũng như hàm lượng cặn cho phép sau khi lắng. (căn cứ vào điều kiện vệ sinh và tính chất công trình trong công nghệ xử lý nước thải)

Dựa vào hệ số kết tụ

Điều kiện chế độ lắng của hạt

Thời gian xả cặn như thế nào

Lượng nước được sử dụng cho việc xả cặn.

Qua những thông tin trên Đại Tín hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích liên quan đến bể lắng đứng. Nếu có bất cứ điều gì cần tư vấn bạn hãy gọi vào hotline: 090 394 5329. Công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn hoàn toàn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 394 5329